Thú Loài xâm lấn

Chuột

Chuột là loài có khả năng sinh sôi, tồi tại và thích nghi vào loại tốt nhất trên thế giới, chúng có thể sống sót và phát triển trong rất nhiều môi trường khác nhau, chúng rất nhanh nhẹn, tinh khôn, mắn đẻ, phàm ăn. Ngoài ra loài chuột có một khả năng đáng sợ là chúng có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác thông qua phương tiện giao thông của con người và hễ chúng đặt chân đến đâu là hệ sinh thái nơi đó bị biến đổi theo chiều hướng xấu.[1]

Ngoài ra còn có những con chuột đột biến và có kích thước lớn, tương đương với một con mèo, loài thiên địch của chúng. Chuột khổng lồ tại đảo Gough (Anh), nam Đại Tây Dương, loại chuột siêu lớn, lớn gấp ba lần kích cỡ chuột bình thường. Đổ bộ vào đảo Gough khoảng 150 năm trước qua những tàu săn cá voi, chúng nhanh chóng tiến hóa thành loài chuột khổng lồ lớn nhất thế giới hiện nay và chuyển từ loài gặm nhấm thành động vật ăn thịt hung dữ, tấn công các loài chim biển có dân số lên đến 700.000 con đang tấn công và đe dọa làm tuyệt chủng các loài chim quý hiếm nhất thế giới.

Một ví dụ điển hình là Khi chúng lần đầu tiên xuất hiện trên đảo Macquarie, mọi cố gắng để đẩy lùi sự tràn lan của chúng đều không mang lại kết quả mà thậm chí còn làm tình hình tồi tệ thêm, chẳng hạn như biện pháp nhập những con mèo về để diệt chuột. Những con mèo này, cùng với loài thỏ được đưa về đây để làm thực phẩm, đã làm tuyệt chủng 2 giống chim và làm cạn kiệt hệ thực vật bản địa nơi đây. Người ta đã ước tính tổng chi phí để khắc phục tình trạng suy thoái của hệ sinh thái nơi đây lên tới 16 triệu USD.

Mèo

Mèo nhàmèo hoang (Felis catus) ở nhiều dạng và nhiều kích thước khác nhau xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới trừ Úc và các đảo vùng thái bình dương. Mèo nhà được thuần hoá ở vùng đông Địa Trung Hải 3000 năm trước đây và từ đó đi theo con người đến hầu hết mọi nơi trên thế giới và trở thành mèo hoang khi bị bỏ rơi. Mèo hoang gây tổn thất lớn đối với nhiều loài chim bản địa, chẳng hạn như ở Tân Tây Lan.

Cầy nhỏ

Cầy nhỏ Ấn Độ hay cầy mangut Ấn Độ (Herpestes javanicus) được du nhập đến các hòn đảo trồng mía vùng nhiệt đới. Do có khả năng cạnh tranh lớn, Cầy nhỏ Ấn Độ đã làm nhiều loài động vật có xương sống bản địa bị tuyệt chủng, làm hại các loài vật nuôi và có nguy cơ là vật truyền bệnh. Với mục đích ngăn chặn các loài chuột ăn trứng chim biển Jamaica, cư dân của các đảo Puerto Rico, Fiji và Hawaii đã nhập cầy mangut từ Ấn Độ về nhưng cầy lại ăn con non của loài chim biển này khiến chúng rơi vào tình trạng bị đe dọa nghiêm trọng. Không chỉ thế, cầy mangut còn mang đến mầm mống bệnh dại và bệnh do leptospira (có thể dẫn đến tổn thương thận, viêm màng não, suy gan, suy hô hấp, và thậm chí tử vong).

Hải ly Nam Mỹ

Hải ly Nam Mỹ (Myocastor coypus) là một loài gặm nhấm lớn, sống nửa trên cạn nửa dưới nước có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Tuy nhiên sau khi được xổng ra từ các trang trại nuôi lấy lông, chúng đã hình thành nên những quần thể hoang lớn ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á. Chúng đào hang và phá hủy bờ sông, đê điều và hệ thống thủy lợi. Là loài gặm nhấm lớn, sinh sản rất nhanh, có thể đào hang và phá hủy bờ sông, đê điều và hệ thống thủy lợi. Việt Nam đã ra quyết định tiêu hủy toàn bộ số chuột hải ly nuôi thử nghiệm trong cả nước.

Chồn New Zealand

Chồn New Zealand hay thú có túi đuôi rậm (Trichosurus vulpecula) có ngoại hình khá dễ thương, nhưng nó là mối đe dọa lớn đối với môi trường quốc gia này. Loài thú có túi được chứng minh là một thảm họa đối với môi trường tự nhiên, giết chết hàng triệu loài chim rừng và phá hủy vô số tổ chim mỗi năm. Ngoài ra, loài vật này còn là nhân tố truyền bệnh lao bò, căn bệnh giết chết nhiều vật nuôi ở New Zealand. Chúng sống đơn độc, ăn đêm, sống trên cây, chúng được du nhập từ Úc và phá hoại các khu rừng bản địa ở Tân Tây Lan bằng cách ăn một số các loại lá và quả. Chúng còn ăn cả tổ chim và là vectơ truyền bệnh lao ở bò.

Gấu mèo Mỹ

Gấu mèo Bắc Mỹ (Procyon lotor) làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống người dân Đức. Gấu mèo Bắc Mỹ được du nhập vào Đức năm 1934 với mục đích nuôi lấy lông. Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, loài động vật này đã thoát ra môi trường tự nhiên và phát triển nhất nhanh. Gấu mèo Bắc Mỹ có thể sống được ở mọi nơi như trong rừng, nông trại, ngoại ô, nội ô. Là loài động vật ăn tạp nên từ ếch nhái, cá, chuột, chim, hay các loại quả, hạt cây thậm chí là một số loài rắn đều là nguồn thức ăn của chúng. Gấu mèo sống cả ở các thành phố, thị trấn. Chúng ăn đồ ăn trong thùng rác, ngủ trong ống khói, cống rãnh hay chiếm garage ô tô, gác mái nhà.

Nai

Hươu đỏ

Nai anxet, nai đỏ, nai sừng tấm (Cervus elaphus) là loài nai có kích thước lớn nhất, chiều cao tính từ vai có thể lên đến 1,2m. Nai sừng tấm là một loài động vật nhai lại với thức ăn gồm rất nhiều loài thực vật khác nhau kể cả thân của các cây non. Tại những vùng có mật độ loài nai này cao, chúng gây ra tác động nghiêm trọng đến thảm thực vật và cản trở việc tái sinh tự nhiên của thảm rừng bản địa.

Dê capra (Capra hircus) là các loài ăn thực vật và có thành phần thức ăn rất đa dạng. Dê ăn cả các loài cây mà cừu và các gia súc khác không ăn được do đó tác động mạnh đến thảm thực vật bản địa và các loài động vật bản địa sống nương tựa vào thảm thực vật đó. Dê capra cũng dễ dàng biến thành dê hoang và truyền bệnh cho các loài động vật bản địa. Những năm cuối thập niên 1950, một số ngư dân đã thả vài con dê vào hệ sinh thái mỏng manh của quần đảo Galapagos. Do không có kẻ thù ở nơi đây nên đàn dê phát triển chóng mặt tới mức số dê gấp 5 lần số người. Không chỉ tàn phá hệ thực vật nơi đây, số lượng xác chết dê quá nhiều còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới vệ sinh môi trường của quần đảo.

Khỉ Móc cua

Khỉ đuôi dài hay còn gọi là Khỉ Macaca hay Khỉ Móc cua (Macaca fascicularis) là loài bản địa thuộc vùng Nam Á. Chúng được du nhập vào Mauritius vào đầu những năm 1600 và với sự vắng mặt của các loài thú cạnh tranh và ăn thịt, chúng phát triển mạnh trên đảo này. Loài khỉ Macaca này gây ra những tổn thất đáng kể cho nông nghiệp và được coi là nguyên nhân góp phần làm tuyệt chủng nhiều loài chim rừng. Trong một dự án xây đảo nhỏ dành riêng cho khỉ nâu tại Vườn quốc gia Florida, chủ dự án đã nhập về sáu con khỉ nâu mặt đỏ nhưng lại để chúng trốn thoát. Suốt nhiều năm trước khi bị bắt, chúng lang thang khắp nơi gây họa cho con người bởi bản tính hung hăng, sẵn sàng tấn công người. Khỉ nâu lại là vật trung gian, mang virus herpes B gây bệnh phình não.

Các loài khác

  • Lợn hoang (Sus scrofa) là lợn nuôi bị xổng hoặc thả ra. Được du nhập vào nhiều nơi trên thế giới, chúng phá hoại mùa màng, tài sản và truyền nhiều loại bệnh. Lợn hoang xới tung thảm thực vật bản địa, làm lan truyền hạt, phá hủy các quá trình sinh thái như diễn thế sinh thái và thành phần loài. Lợn hoang là một vấn nạn tại Hoa Kỳ.
  • Thỏ đặc biệt là loài Thỏ châu Âu (Oryctolagus cuniculus) được du nhập vào hầu hết các lục địa trừ Nam Cực và châu Á. Chúng thường được du nhập bởi Hội Thuần hoá Động vật vào hầu hết các quốc gia. Chúng đã phát triển rất nhanh vệ số lượng, ăn hại phá hủy thảm thực vật, đào hang, làm tăng xói mòn đất. Chúng là một nỗi ám ảnh ở Úc.
  • Cáo đỏ (Vulpes vulpes) được nhập vào nhiều nước cho mục đích săn bắn giải trí nhưng đã nhanh chóng trở thành một loại địch hại do chúng có khả năng thích nghi với nhiều loại sinh cảnh, chúng là loài tinh ranh, ma mãnh, thích nghi tốt. Cáo đỏ là loài ăn thịt và chúng ăn thỏ, chuột, cừu và dê non, chúng cũng ăn cả các loài động vật bản địa nhỏ.
  • Chồn ecmin (Mustela erminea) ngày nay được phân bố trên toàn thế giới do xổng ra từ các trang trại nuôi chúng. Chúng ăn chim, ăn trứng chim, và các loài thú nhỏ bản địa. Chúng đã bị săn bắt từ nhiều thập kỷ nay những số lượng vẫn rất nhiều.
  • Sóc xám miền Đông hay còn gọi là Sóc nâu (Sciurus carolinensis) được nhập từ Nam Mỹ vào Anh, Ý, và Nam Phi làm vật cảnh. Ở Anh và Ý chúng gây ra sự tuyệt chủng tại chỗ của loài sóc đỏ bản địa. Dự báo chúng sẽ lan rộng từ vùng núi Anpes đến một vùng Á Âu. Những con sóc xám miền Đông, có nguồn gốc ở phía đông của Bắc Mỹ, trở thành thảm họa khi chuyên đi phá hủy tổ chim, hủy hoại thảm thực vật và gây ra một loạt các vấn đề môi trường.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Loài xâm lấn http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/chuyen-la/oc... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/huan-luyen-c... http://www.nhandan.com.vn/xahoi/tin-tuc/item/22686... http://m.nld.com.vn/khoa-hoc/nuoi-bo-sat-doc--la-t... http://www.ngheandost.gov.vn/news/ar12780_Sinh_vat... http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.... http://suckhoedoisong.vn/ban-can-biet-ve-y-hoc/moi... http://thuvienphapluat.vn/archive/Thong-tu-22-2011... http://thvl.vn/?p=160677 http://thvl.vn/?p=16298